Theo kế hoạch, đoàn thanh tra sẽ tiến hành thanh tra các nội dung trên đối với Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Lâm Đồng, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai các huyện, TP.Đà Lạt, Bảo Lộc và các đơn vị liên quan như Phòng Quản lý đô thị TP.Đà Lạt, Bảo Lộc, Phòng Kinh tế - hạ tầng các huyện.
Đoàn thanh tra sẽ tập trung làm rõ một số nội dung như : Số lượng hồ sơ đã tiếp nhận, hồ sơ đã giải quyết và còn tồn đọng; căn cứ pháp lý khi giải quyết hồ sơ; thời hạn giải quyết với từng loại hồ sơ; căn cứ trả hồ sơ…
Ngoài ra, đoàn thanh tra cũng sẽ xác minh việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính và vận hành cơ sở dữ liệu quản lý đất đai đối với các Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP.Đà Lạt, huyện Đức Trọng, huyện Di Linh và Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Lâm Đồng.
Dự kiến chiều 12/6, Sở TN&MT tỉnh Lâm Đồng sẽ công bố quyết định thanh tra nói trên. Kể từ ngày 13/6, đoàn thanh tra sẽ kiểm tra, thẩm định các hồ sơ, tài liệu và kiểm tra thực tế cho đến khi hoàn thành các nội dung theo kế hoạch thanh tra.
Để phục vụ công tác thanh tra, Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Lâm Đồng, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai các huyện, TP.Đà Lạt, Bảo Lộc phải có báo cáo bằng văn bản cho đoàn thanh tra trước ngày 8/6.
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành quyết định quy định điều kiện tách thửa đất, điều kiện hợp thửa đất và diện tích đất tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh.
" alt=""/>Lâm Đồng sắp thanh tra thủ tục cấp giấy chứng nhận nhà đấtHôm qua, ngày 6/6, đã có thêm sàn thương mại điện tử Sendo bắt đầu mở đợt xúc tiến tiêu thụ vải thiều Bắc Giang. Sendo đặt mục tiêu sẽ tiêu thụ 100 tấn vải thiều Lục Ngạn, Bắc Giang trên sàn trong 5 ngày, từ ngày 6/6 đến hết ngày 10/6.
Trong ngày mở bán vải Bắc Giang 6/6, sàn Sendo đã lần đầu tiên hướng dẫn bà con nông dân địa phương livestream chốt đơn ngay tại vườn vải của Hợp tác xã Phì Điền thuộc xã Phì Điền, huyện Lục Ngạn. Theo thống kê, trong 12 giờ đầu tiên của đợt hỗ trợ tiêu thụ vải Bắc Giang trên sàn Sendo, đã có 30 tấn vải được bán, trong đó riêng phần livestream của nông dân Bắc Giang bán được 4 tấn vải.
Trước Sendo tròn 1 tuần, chiến dịch tình nguyện “Đồng hành online - bán vải Bắc Giang” do Trung tâm Tình nguyện Quốc gia thuộc Trung ương Đoàn phối hợp với trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức, đã được khởi động với sự tham gia của nền tảng bán hàng cộng tác viên Cuccu.vn.
Kể từ ngày 30/5 cho đến ngày 6/6, đại diện startup công nghệ Cuccu.vn cho biết, nền tảng đã có sự tham gia của 534 tình nguyện viên, giúp tiêu thụ được gần 65 tấn vải Bắc Giang và tổng doanh thu đạt được là gần 1,8 tỷ đồng.
Theo kế hoạch của UBND tỉnh Bắc Giang, ngày mai, 8/6, địa phương này sẽ phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị trực tuyến xúc tiến tiêu thụ vải năm 2021.
Trong khuôn khổ hội nghị trên, cùng với 3 đơn vị đã và đang tổ chức hỗ trợ nông dân Bắc Giang bán vải qua các sàn Vỏ Sò, Postmart và Sendo, sẽ có cả Tiki-BigC/GO, Shopee và Lazada mở gian hàng vải thiều Bắc Giang trên sàn thương mại điện tử của doanh nghiệp mình.
Cam kết đồng hành với bà con nông dân Bắc Giang trong suốt cả mùa vải thiều 2021, hai sàn thương mại điện tử Vỏ Sò và Postmart của Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post) và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) đều đặt mục tiêu mỗi đơn vị trong cả vụ sẽ hỗ trợ tiêu thụ khoảng 3% tổng sản lượng, tương ứng khoảng 3.000 tấn vải thiều Bắc Giang qua sàn.
Tính đến ngày 6/6, tổng sản lượng vải Bắc Giang được tiêu thụ qua Vỏ Sò, Postmart, Sendo và Cuccu.vn đã là 610 tấn. |
Hai sàn thương mại điện tử Postmart và Vỏ Sò của các doanh nghiệp bưu chính cũng đang tích cực triển khai các hoạt động của chương trình “Đưa đặc sản Việt đến tay người tiêu dùng - Vải thiều Bắc Giang” được Bộ TT&TT khởi xướng từ cuối tháng 5.
Theo số liệu của Vietnam Post, tổng sản lượng vải thiều Bắc Giang đã được bán qua sàn Postmart tính từ ngày 15/5 lũy kế đến nay đã là 275 tấn, với tổng giá trị sản phẩm vải Bắc Giang giao dịch trên sàn ước đạt 13,58 tỷ đồng.
Còn với Viettel Post, triển khai mở bán vải thiều Bắc Giang trên sàn muộn hơn so với Vietnam Post – từ ngày 28/5. Trong 10 ngày vừa qua, sàn Vỏ Sò của doanh nghiệp này đã hỗ trợ bà con nông dân Bắc Giang tiêu thụ được hơn 240 tấn, với tổng giá trị sản phẩm vải thiều Bắc Giang giao dịch trên Vỏ Sò đạt trên 8,6 tỷ đồng.
Vỏ Sò, Postmart đã hỗ trợ hơn 700 hộ nông dân mở gian hàng trên sàn
Không chỉ nhằm chung tay hỗ trợ bà con tỉnh Bắc Giang tiêu thụ nông sản, vượt qua đại dịch Covid-19, chương trình “Đưa đặc sản Việt đến tay người tiêu dùng - Vải thiều Bắc Giang” do Vụ Bưu chính, Bộ TT&TT chủ trì tổ chức còn hướng tới thúc đẩy phát triển kinh tế số nông thôn và hỗ trợ nông dân tham gia giao dịch thương mại điện tử trên môi trường số.
Hiện thực hóa mục tiêu này, từ đầu năm 2021 đến nay, việc hỗ trợ bà con nông dân tại các địa phương như Hải Dương, Sóc Trăng, Sơn La, Lào Cai… và hiện nay là Bắc Giang tiêu thụ sản phẩm nông sản đều gắn liền với công tác đào tạo, hướng dẫn để họ tiếp cận công nghệ số, biết cách tạo gian hàng, livestream và chụp ảnh giới thiệu nông sản cũng như trực tiếp bán hàng trên các sàn thương mại điện tử.
![]() |
Tính từ ngày 10/5 đến nay, đã có 739 hộ nông dân Bắc Giang đã tham gia các sàn Vỏ Sò, Postmart để bán hàng. |
Theo thống kê của các doanh nghiệp, tính từ ngày 28/5 đến nay, sàn Vỏ Sò của Viettel Post đã hướng dẫn, hỗ trợ 133 hộ nông dân mở gian hàng trên sàn Vỏ Sò. Tổng số hộ nông dân được Vietnam Post hướng dẫn, đào tạo đã lên sàn Postmart để bán hàng là hơn 600 hộ, tính từ ngày 10/5 đến nay.
Chia sẻ với ICTnews về khó khăn trong hoạt động hỗ trợ tiêu thụ vải thiều tại Bắc Giang những ngày qua, đại diện Viettel Post thẳng thắn: mặc dù chúng tôi đã đến tận vườn để hướng dẫn cách thu hái, đóng gói, bảo quản cho bà con để đảm bảo chất lượng vải khi vận chuyển xa; thế nhưng vẫn còn một số hộ nông dân do đã quen với việc chỉ cắt và giao cho thương lái nên chưa thực hiện đóng gói sản phẩm đúng quy cách.
Khâu đóng gói, bảo quản vải Bắc Giang đúng quy định cũng như đảm bảo được thời gian vận chuyển sao cho đạt chất lượng cam kết trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay cũng đang là thách thức với Vietnam Post.
Để tháo gỡ, các đơn vị vận chuyển như Viettel Post, Vietnam Post đều đang tham gia cùng bà con nông dân tổ chức thu hái, đóng gói để đảm bảo chất lượng vải khi tới tay người tiêu dùng vẫn tươi, ngon.
“Để chuyển đổi số cho bà con nông dân không thể trong ngày một ngày hai. Việc này đòi hỏi sự vào cuộc không chỉ của các doanh nghiệp mà cả các cơ quan, tổ chức tại địa phương để đào tạo, hướng dẫn và quan trọng nhất là thay đổi cách tư duy phụ thuộc vào thương lái, doanh nghiệp trung gian của bà con nông dân”, đại diện Viettel Post nhấn mạnh.
Vân Anh
Mặc dù nông sản là mặt hàng dễ hỏng song cả hai sàn thương mại điện tử Vỏ Sò, Postmart của các doanh nghiệp bưu chính đều cho biết sẽ áp dụng chính sách 1 đổi 1 với những đơn vải thiều Bắc Giang bị lỗi, hỏng do vận chuyển.
" alt=""/>Postmart, Vỏ Sò, Cuccu và Sendo đã hỗ trợ nông dân Bắc Giang tiêu thụ 610 tấn vảiTheo đánh giá, nhiều lĩnh vực quan trọng của Chính phủ, từ an ninh quốc phòng đến y tế giáo dục, giao thông vận tải, tài chính ngân hàng, tài nguyên môi trường… đều đã có những bước chuyển đổi số mạnh mẽ, hiệu quả.
Trong khi đó, nhiều địa phương trên toàn quốc cùng đã có những bước tiến mạnh mẽ trong việc tích hợp các dịch vụ công tại địa phương lên cổng dịch vụ công quốc gia, chuyển đổi số các lĩnh vực thế mạnh của địa phương. Công tác chuyển đổi số đã có những đóng góp giúp Việt Nam trong công tác phòng chống dịch Covid-19.
Hoạt động bình chọn các lãnh đạo số tiêu biểu được tổ chức và thực hiện từ tháng 6, nhằm tìm kiếm, bình chọn và tôn vinh các lãnh đạo chuyển đổi số khối cơ quan Nhà nước. Đây là những người có thành tích xuất sắc trong việc tổ chức, chỉ đạo triển khai các hoạt động ứng dụng CNTT, ANTT và thúc đẩy chuyển đổi số hoạt động quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương, góp phần quan trọng trong việc đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các bộ ngành, địa phương.
Ông Nguyễn Minh Hồng, Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam, Nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT, Chủ tịch Hội đồng bình chọn cho biết: Trên cơ sở đánh giá các hồ sơ tham gia, Hội đồng đã quyết định vinh danh 18 lãnh đạo số tiêu biểu thông qua hoạt động, hình thức sáng tạo trong thời kỳ dịch bệnh. Ông Hồng kỳ vọng, hoạt động này có thể đóng góp vào công cuộc chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam.
![]() |
Các lãnh đạo chuyển đổi số được vinh danh trên môi trường số. Ảnh chụp màn hình |
18 Lãnh đạo chuyển đổi số tiêu biểu năm 2021 được lựa chọn theo hai khối trung ương và địa phương. Trong đó, có 10 lãnh đạo chuyển đổi số khối trung ương được vinh danh là lãnh đạo các đơn vị phụ trách CNTT, dịch vụ công tại các bộ, ngành, cơ quan khối trung ương.
Ở khối địa phương, có 8 lãnh đạo các sở TT&TT được vinh danh với những đóng góp tích cực trong công tác triển khai chuyển đổi số tại địa phương.
Bà Lê Ngọc Hân, Giám đốc Sở TT&TT Quảng Ninh, nữ lãnh đạo chuyển đổi số duy nhất được vinh danh chia sẻ, trong bối cảnh dịch bệnh, lễ vinh danh được tổ chức trên không gian số càng khẳng định được tầm quan trọng và sự đúng hướng của Chính phủ Việt Nam trong chiến lược chuyển đổi số quốc gia.
Sự kiện này cũng sẽ mang lại nguồn năng lượng tích cực để tiếp tục chiến đấu và nhanh chiến thắng dịch bệnh. “Chúng tôi sẽ tiếp tục dấn thân, cống hiến cho sự nghiệp chuyển đổi số, mang đến những giá trị cho cộng động”, bà Hân nói.
Các lãnh đạo chuyển đổi số khối Trung ương:
1. Ông Lê Phú Hà: Cục trưởng Cục CNTT và Dữ liệu tài nguyên môi trường, Bộ TN&MT
2. Ông Đặng Hoàng Hải: Cục trưởng, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương
3. Ông Nguyễn Việt Hùng: Phó Cục trưởng, Cục Tin học và Thống kê Tài chính, Bộ Tài chính
4. Ông Đinh Quang Huy: Giám đốc, Trung tâm CNTT - Cơ yếu, Văn phòng Trung ương Đảng
5. Ông Ngô Hải Phan: Cục trưởng, Cục Kiểm soát Thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ
6. Ông Nguyễn Đức Thắng: Giám đốc, Trung tâm thông tin, Thanh tra Chính phủ
7. Ông Hà Quốc Trung: Giám đốc, Trung tâm CNTT, Bộ Khoa học và Công nghệ
8. Ông Lê Quang Tùng: Phó Cục trưởng Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin, Ban Cơ yếu Chính phủ
9. Ông Đặng Thanh Tùng: Cục trưởng, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội Vụ
10. Ông Trần Quý Tường: Cục trưởng, Cục Công nghệ thông Tin, Bộ Y tế
Các lãnh đạo chuyển đổi số địa phương:
11. Ông Nguyễn Tấn Đức: Giám đốc, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Tây Ninh
12. Ông Đoàn Thanh Hải: Giám đốc, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Ninh Bình
13. Bà Lê Ngọc Hân: Giám đốc, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Ninh
14. Ông Nguyễn Ngọc Hùng: Giám đốc, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai
15. Ông Vũ Trọng Quế: Giám đốc, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định
16. Ông Đỗ Hữu Quyết: Giám đốc, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thanh Hóa
17. Ông Nguyễn Xuân Sơn: Giám đốc, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế
18. Ông Trần Ngọc Thạch: Phó Giám đốc, Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Đà Nẵng
Duy Vũ
Chương trình Chuyển đổi số thành phố Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 hướng đến đưa Hà Nội trở thành thành phố “Xanh - Thông minh - Hiện đại” với chuyển đổi số là nền tảng phát triển, đổi mới sáng tạo.
" alt=""/>18 lãnh đạo chuyển đổi số Việt Nam tiêu biểu năm 2021